Lưu ý: Các thao tác này chỉ thực hiện khi bạn đang ở môi trường khởi động (Lúc vừa mở máy hoặc vừa khởi động lại máy), chứ không có tác dụng trong môi trường hệ điều hành. Thông thường nếu quan sát kỹ bạn sẽ hướng dẫn ngay khi khởi động máy, tuy nhiên màn hình này chỉ hiện ra trong vài giây, do đó khi máy tính vừa khởi động bạn nên bấm ngay nhé
Máy tính Sony Vaio
Vào Bios > nhấn F2
Recovery > nhấn F10
Để boot vào đĩa CD/DVD thì các bạn cho đĩa vào ổ đĩa rồi khởi động lại máy, máy sẽ tự động boot vào ổ đĩa.(vì dòng SONY mạc định là boot ổ CD/DVD đầu tiên rồi).
Máy tính HP – Compaq
Vào Bios > nhấn F10
Chọn boot > nhấn F9
Recovery > nhấn F11
Máy tính Lenovo – IBM
Vào Bios > nhấn F1 có máy là F2
Chọn boot > nhấn F12
Recovery > nhấn phím xanh ThinkVantage
Máy tính Dell
Vào Bios > nhấn F2
Chọn boot > nhấn F12
Recovery > nhấn F8 rồi chọn Repair your Computer
Máy tính Acer – Emachines – MSI – Gateway
Chọn Boot > nhấn F12
Vào BIOS > nhấn F2
(thường chức năng Menu boot bị Disible phải vào Enale mới bấm F12 được)
Máy tính Asus
Vào BIOS > nhấn F2
Chọn Boot > nhấn ESC
Máy tính Toshiba
Luôn phải ấn phím ESC rồi ấn liên tục F1 hoặc F2 tùy vào dòng máy, đời máy.
Đối với các dòng máy không có trong danh sách trên, để vào BIOS bạn có thể thử lần lượt các phím DEL, F1, F2, F10 đây là các phím thường dùng để vào BIOS cho tất cả các đời máy, đối với các máy tính bàn, phím DEL và phím F2 là 2 phím được sử dụng nhiều nhất.
Quan sát kỹ bạn sẽ thấy nút bấm vào BIOS và Boot Menu khi khởi động
Lưu ý: Khi thay đổi các thiết lập trong BIOS có thể làm cho máy tính không khởi động được hoặc có khả năng bị màn hình xanh, không nhận thiết bị. Hãy cẩn thận với từng thiết lập mà bạn thay đổi, nếu không tin chắc vào khả năng của mình, bạn nên liên hệ với Trung tâm sửa chữa máy tính gần nhất để được hỗ trợ thêm. Chúc bạn thành công
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét