Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Cách sử dụng macbook cho người mới làm quen

Đối với những người dùng Windows đã quen, nay chuyển sang Mac thì đó là một sự thay đổi lớn nếu như không muốn nói là thay đổi hoàn toàn. Nó giống như bạn đang sử dụng nokia 110i sang iphone vậy đó.

Một giao diện hoàn toàn khác Taskbar thì nằm phía trên và phía dưới là 1 thanh dock với các ứng dụng nằm trên đó. Hoàn toàn màn hình desktop không có một folder hay chương trình nào. Nó giống như là một cái gì lạ lẫm so với windows. Tuy nhiên xin đảm bảo với quý vị rằng một khi đã sử dụng và quen thì bạn thực sự không muốn quay về sử dụng window đâu. Nó giống như khi bạn sử dụng iphone bạn không thích dùng điện thoại của hãng khác nữa vậy đó.
cấu tạo của chiếc macbook
Cấu tạo của macbook



Chúng tôi xin giới thiệu qua các tính năng của hệ điều hành macbook mà người dùng bật nên sẽ thấy ngay đó là :
tìm hiểu về desktop của máy macbook
TÌm hiểu desktop của macbook


1.Finder

  • Có một phần mềm luôn luôn chạy cùng với MAcOS đó là Finder, đây chính là phần mềm cơ bản nhất của MacOS. Finder có chức năng quản lí files, Folders, quản lí các công việc, thao tác... Desktop cũng chính là một phần của Finder. Ngoài màn hình Desktop có hai phần qua trọng đó là Dock và Top menu.
  •  Khi ta mở một cửa sổ thư mục ra thì đó cũng chính là Finder
  •  Phía bên trái của cửa sổ là Sidebar, nơi hiển thị các thông tin: Devices (ổ cứng, hdd box, usb, hay cd - dvd), Places (là nơi chứa các Alias đến các thư mục trong ổ cứng, ta có thể khéo thả các thư mục vào khu vực này cũng giống như làm với Dock)....
  • Ta có thể cho hiện đường dẫn của File (Folder) - tại thanh bar phía dưới - bằng cách: vào menu View -> chọn Show Path Bar. Đây là kết quả:
  •  Preference của Finder (phím tắt để truy cập là command + ,) cũng giống như Folders Option bên Win, trong Preference ta có thể tinh chỉnh nhiều thứ. Ta có thể chỉnh hiện hoặc không hiện các thành phần trong Sidebar.

Show these items on the Desktop: hiện và không hiện các thành phần ngoài Desktop (bạn có thể ẩn các ổ cứng đi ...)
New finder windowns open: Khi bạn kick vào Alias Finder ở Dock thì một cửa sổ được mở ra, và mặc định là Finder trỏ đến thư mục Home, ta có thể thay đổi thư mục khác vào đây.
Always open folder in a new windown: Khi bạn kick đúp vào một thư mục (hay mở ổ đĩa) thì nó luôn mở ra một cửa sổ mới.
Ta có thể cho hiện phần mở rộng (đuôi) của các file bằng cách vào thẻ Advanced và chọnShow all file extensions
_ Để coi thông tin của file (hay Folder) thì ta kick chuột phải vào file (folder) và chọn Get Info . Hoặc cũng có thể kick vào file (folder) đó và nhấn Command + I. Để coi thông tin của nhiều File (Folder) một lúc thì nhấn thêm alt (alt + command + I)

_ Ngoài finder mặc định, bạn có thể dùng phần mềm của hãng thứ 3 để quản lý file. Điển hình như Path Finder (có nhiều chức năng khá hay, nên dùng)
màn hình desktop của macbook
Màn hình Desktop của macbook


2. Dock
  •  Là nơi chứa các Alias (Shorcut) của các phần mềm chúng ta hay sử dụng. Alias của một phần mềm có thể để ngoài Desktop, hoặc gom chúng lại trên Dock. Khi ta kéo icon một phần mềm vào Dock thì Alias của nó cũng sẽ hiện lên trên Dock.
  •  Ta có thể xóa các Alias này ra khỏi Dock (khi đó phần mềm vẫn có trong thư mục Application, không bị mất đi) bằng cách nhấn giữ và kéo alias đó ra khỏi Dock
  • Nếu phía dưới alias có chấm sáng có nghĩa là phần mềm đó đang chạy.
  • Từ phiên bản MacOS 10.5 Leopard trở đi trên Dock chúng ta có thêm các Stack (mặc định có sẵn 2stack phía bên trái thùng rác). Stack là alias link đến một thư mục nào đó, ta có thể thêm hoặc bớt các stack (thao tác giống như alias của phần mềm vào Dock)
  • Vd: kéo thư mục Application vào Dock ta có thêm stack Application
  • Kich chuột phải vào một stack, có một menu hiện ra và ta có thể chỉnh các thông số của stack
3. Top Menu
3.1 Phía bên trái của Top Menu
  •  Ở ngay đầu bên trái là icon trái táo cắn dở :). Logo này là cố định, dù bạn đang chạy phần mềm nào thì icon này cũng hiện ở đây. Và đây cũng là menu để truy cập nhanh vào các chức năng cần thiết của hệ điều hành. Một số chức năng qua trọng là: 
  • About This Mac: Dùng để check thông tin, cấu hình máy
  • Software Update: cập nhật phiên bản mới nhất cho các phần mềm trong máy (chỉ áp dụng cho các phần mềm của apple)
  • Force Quit: tắt tất cả các phần mềm đang chạy (trong trường hợp phần mềm đó bị treo, không tắt bình thường được)
  •  Kế tiếp chính là tên phần mềm đang chạy và mình đang sử dụng. Khi kick và tên phần mềm thì sẽ xuất hiện một menu (bất cứ phần mềm nào cũng có menu này). Chúng ta có thể coi thông tin về phần mềm này và quan trọng nhất là truy cập được vào Preferences của phần mềm đó.
  •  Phần còn lại chính là các menu của phần mềm. MacOS có một điểm đăc biệt khác win đó là các phần mềm đang chạy, dù đang ở vị trí nào trên màn hình thì menu cuả n1o cũng hiện ở trên Top menu này (khi ta chọn một phần mềm nào đó thì đồng thời menu của nó cũng hiện hiện Top menu ở vị trí này)
3.2 Phía bên phải của Top Menu

_ Ngoài cùng phía bên phải chính là Spotlight - chiếc kính lúp kỳ diệu. Nếu bạn chưa biết nó là gì thì hãy đọc Bài này nhé.

_ Các icon từ phải qua trái lần lượt là: Spotlight, Date time, pin, volume, tắt mở wifi, tắt mở Bluetooth và cuối cùng là Time Machine.

_ Ta có thể cài thêm iStat menus để thay thế cho các icon mặc định và thêm một số các tính năng khác như thông tin về nhiệt độ máy, thông tin ram, tốc độ quạt

Hết phần 1. hãy đón đọc bài viết tiếp theo của chúng tôi sẽ giới thiệu tiếp theo các tính năng của hệ điều hành macbook và các phần mềm phụ trợ nhé.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét