Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

Tìm hiểu về hệ điều hành mac os phần 2

Tiếp tục series về tìm hiểu về hệ điều hành mac os cho những người mới sử dụng. Phần trước chúng tôi đã chuyển đến tất cả các bạn bài viết tổng quan bên ngoài cho người mới sử dụng hệ điều hành mac cho người mới sử dụng.
Phần 2 này chúng tôi xin giới thiệu về các công cụ hệ thống quan trọng trong hệ điều hành này. Nếu ở windows có control panel thì mac os có mục tương tự là System Preferences. Chúng gồm rất nhiều các tính năng khác nhau để người dùng khai thác và sử dụng hệ điều hành này để phục vụ các mục đích sử dụng khác nhau của người dùng.
 
tìm hiểu về System Preferences
tìm hiểu về System Preferences 
Để vào System Preferences ta vào biểu tượng System Preferences trên DOCK hoặc vào quả táo (góc trái bên trên) và chọn System Preferences.


Các phần mình sẽ trình bày dưới đây:
Desktop & Screen Saver - Chỉnh hình nền và bảo vệ màn hình
DOCK
Expóse & Spaces
International
Security - Thiết lập cấu hình để bảo mật dữ liệu
Display - Chỉnh màu màn hình cho trong hơn
Energy Saver - thiết lập về chế độ sử dụng pin để pin được tốt hơn
Keyboard & Mouse
Trackpad
Accounts
Universal Access

1./ Desktop & Screen Saver - Chỉnh hình nền và bảo vệ màn hình
Thêm hình nền: Bạn có thể thêm hình (hoặc thư mục chứa hình) vào danh sách bằng cách nhấn vào dấu +
Change picture (+ thời gian): sau một khoảng thời gian bất kỳ thì hình nền sẽ được thay đổi.
Random oder: hình được thay đổi bất kỳ, không theo thứ tự.
Translucent menu bar: thanh Top menu trong suốt.
2./ Dock: Là nơi mà ta có thể nhanh chóng truy xuất các ứng dụng trên máy MAC, với Leopard DOCK còn là nơi ta có thể để các thư mục mà ta thích để giúp truy xuất thật nhanh. Xin giới thiệu các thao tác liên quan đến DOCK. Để thêm một ứng dụng vào Dock ta kéo ứng dụng đó vào Dock hoặc khi ứng dụng đang chạy ta bấm chuột phải và chọn "Keep in Dock". Để gỡ bỏ ứng dụng ra khỏi Dock ta cầm và kéo ứng dụng ra khỏi Dock hoặc nhấn chuột phải và chọn Remove from Dock.
Kích thước (Size): Ta có thể thay đổi kích thước của DOCK đến tối đa khi DOCK chạm 2 cạnh ở 2 đầu. Khi có càng nhiều ứng dụng ở DOCK thì DOCK càng nhỏ.
Magnification: Chọn ô này để kích thước của DOCK sẽ to ra khi ta rê chuột qua. Chức năng này chỉ có tác dụng khi ta chọn kích thước Magnification to hơn kích thước DOCK, trừ trường hợp kích thước DOCK ở mức to nhất.
Vị trí của DOCK(Position on screen):Mặc định sau khi cài xong HĐH thì DOCK sẽ nằm ở cạnh dưới của màn hình. Tuy nhiên, hầu hết các máy tính Apple hiện nay là màn hình rộng. Do đó nếu để DOCK ở cạnh dưới sẽ làm cho chiều cao của màn hình thêm hẹp. Trong khi văn bản làm việc và các website đều thiết kế theo dạng dọc. Nên ta cần chuyển DOCK qua cạnh trái hoặc phải của màn hình để dễ làm việc hơn.
Hiệu ứng phóng cửa sổ: Có 2 cách thể hiện khi ta phóng to/thu nhỏ hay tắt/mở một cửa sổ từ DOCK và màn hình.
Hiệu ứng khi mở ứng dụng(Animate Opening applications): Ta chọn ô này. Các ứng dụng trong lúc khởi động sẽ nhảy lên nhảy xuống ở DOCK.
Ẩn/hiện DOCK tự động (Automatically hide and show the Dock): Ta chọn ô này. Dock sẽ tự động ẩn vào cạnh màn hình. Khi ta rê chuột qua cạnh màn hình thì Dock sẽ tự hiện ra.
3./ Expóse & Spaces: Tùy biến liên quan đến các cửa sổ, màn hình trên Leopard. Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của Leopard mà các hệ điều hành khác không thể có được. Đây cũng là tính năng mà bạn sẽ dùng hàng ngày.
3.1/ Expóse: Các các cửa sổ thể hiện trên màn hình. Để giúp việc chuyển đổi cửa sổ làm việc một cách hiệu quả bạn hãy thiết lập Expóse cho phù hơp với mình nhất.
Active Screen Corners: phần này cho ta lựa chọn việc thể hiện trên màn hình sẽ thế nào khi ta di chuyển chuột đến 4 góc của màn hình. Trong hình minh họa trên, ở góc trái bên dưới mình chọn là All Windows. Có nghĩa là mỗi khi mình di chuyển vào góc đó thì tất cả các cửa sổ sẽ được sắp xếp lại để mình cùng 1 lúc có thể thấy hết các cửa sổ đó trên màn hình và có thể chọn cửa sổ nào mình muốn cho nó hiện lên trên cùng để làm việc.
Expóse: Tương tự như bên trên nhưng thay vì ta di chuyển chuột đến 4 góc thì ta chọn phím tắt. Mặc định là các phím. F9 để sếp tất cả các ứng dụng lên màn hình, F10 để hiện ứng dụng bạn đang làm việc rõ lên, các ứng dụng khác sẽ mờ đi, F11 để hiện ra màn hình desktop các cửa sổ ứng dụng sẽ chạy ra 4 cạnh.
Dashboard: Phần này quy định phím, nút để mở và tắt Dashboard. Dashboard là một khu vực chứa nhiều tiện ích nhỏ nhưng là Widgets bên Windows Vista. Hiện đã có hàng ngàn ứng dụng nhỏ khác nhau cho Dashboard mà bạn có thể tải về từ đây.
3.2/ Spaces: Kích hoạt chức năng Spaces trên Leopard sẽ giúp bạn có nhiêu nhiều không gian việc hơn. Bạn có thể thêm 1 hoặc 15 màn hình ảo khác. Bạn có thể dùng phím tắt hoặc chuột để truy cập nhanh chóng đến các màn hình ảo này để làm việc.
Kích hoạt Spaces: Đánh dấu vào ô Enable Spaces. Ta có thể chọn ô Show Spaces in menu bar để truy cập nhanh các màn hình ảo từ thanh công cụ. Số hiện lên bên trong biểu tượng Spaces là số thứ tự màn hình đang được kích hoạt.
Application Assignments: Chọn ứng dụng chạy mặc định tại màn hình ảo nào đó: Ta có thể chọn một hay nhiều ứng dụng khác nhau mà mỗi lần mở lên các ứng dụng đó tự động chạy vào một màn hình ảo nhất định.
Kích hoạt nhanh Spaces bằng bàn phím hoặc chuột (Keyboard and Mouse Shortcuts): Ta có thể đặt phím tắt từ bán phím, chuột để khởi động nhanh Spaces. Mặc định là nhấn F8 để kích hoạt Spaces, nhấn phím Control + phím mũi tên để di chuyển qua lại giữa các cửa sổ.
4./ International: Ta có thể chỉnh ngôn ngữ của hệ thống (mặc định là Eng, và tất nhiên là không có VietNam :p ). Ngoài ra có thể chỉnh định dạng của số, đồng hồ, ngày tháng trong tab Formats. Quan trọng nhất ở phần này là Input Menu, tại đây ta có thể kick hoạt các bộ gõ có sẵn của mac để phục vụ nhu cầu của mình.
Tham khảo thêm bài viết: Tiếng Việt và bộ gõ tiếng Việt trên MAC OS X - Leopard
Bộ gõ có sẵn của Leopard có cái bất tiện là khi gõ phải enter 2 lần (hoặc sau mỗi chữ phải space bar). Ngoài bộ gõ có sẵn bạn có thể cài thêm bộ gõ tiếng Việt khác: Cài đặt Bộ gõ tiếng Việt cho MAC OS X (2007-v2.0)
5./ Security - Thiết lập cấu hình để bảo mật dữ liệu
Trong phần này bạn chỉ lên quan tâm đến tab đầu tiên General, phần còn lại sẽ có một bài viết khác :) (vì nó khá là khó hiểu và có thể dẫn đến bị khóa dữ liệu khi làm không đúng)
Require password to wake this computer from sleep or screen saver: khi máy đang ở chế độ sleep hoặc screen saver, nếu muốn đăng nhập vào thì phải đánh passwork
Require password to unlock each System preference pane: Khóa và không cho thay đổi các thông số trong system preference
6./ Display - Chỉnh màu màn hình cho trong hơn: Mặc định sau khi vào hệ điều hành thì màn hình của MAC có một lớp sương mở phủ phía trước làm cho màn hình hơi đục. Mọi người hầu như không để ý đến việc này vì nó không ảnh hưởng lắm và chất lượng màn hình MAC vẫn đẹp. Tuy nhiên nếu cân chỉnh một chút mọi người sẽ có một màn hình trong hơn nhiều.
Vào System Preferences>Display chọn Color rồi chọn Calibrate.
Một cửa sổ hiện ra, không chọn ô Expert Mode, nhấn Continue.
Chọn vào ô 2.2 Television Gamma thay vì 1.8 Standard Gamma như mặc định. Bạn sẽ thấy màn hình trong hơn. Nhấn Continue.
Chọn vào ô Native và nhấn Continue.
Nhấn Continue rôi OK.
7./ Energy Saver - thiết lập về chế độ sử dụng pin để pin được tốt hơn
Ở mục này có thể chỉnh thời gian sử dụng máy, thời gian sleep, hoặc chọn cái có sẵn trong mục: Optimization
Khi kick vào Schedule... ta có thể đặt thời gian mở máy và tắt máy (hoặc sleep)
8./ Keyboard & Mouse:
Mặc định của MacOS là khi bạn nhấn F1, F2 ... thì nó không ra F1, F2 mà nó là phím chức năng, như chỉnh sáng tối, âm lượng, đèn bàn phím.... Để F1 chính là F1 thì ta chọn vào "Use all F1, F2, ect. keys as standard function keys". Khi đó muốn chỉnh sáng tối, âm lượng... thì ta dùng Fn + F1 (hoặc Fn + F2 .....)
Illuminate keyboard in low light conditions: nếu mục này được chọn thì tức là chức năng tự động bật đèn và chỉnh độ sáng của đèn bàn phím đã được bật lên.
9./ Trackpad: Những chiếc MAC mới ngày càng thông minh hơn với nhiều tiện ích được kèm theo. Bạn có thể dùng 1 ngón để click chuột, 2 ngón để trượt, xoay, phóng to thu nhỏ và 3 ngón để qua bài, qua hình. Vào đây sẽ thấy và có thể bật lên, tùy vào máy của bạn và phiên bản hệ điều hành mà bạn sẽ thấy ít hay nhiều ngón:

Vào System Preferences
Chọn Keyboard & Mouse rồi click thẻ TrackPad (với Leopard 10.5.6 trở lên thì TrackPad được mang riêng ra ngoài).
Bấm vào Tap to Click nếu bạn muốn 1 ngón click chuột (nên chọn cái này).
Bấm vào Dragging nếu bạn muốn 1 ngón để di chuyển cửa sổ.
Chọn Secondary Tap nếu bạn muốn 2 ngón bật menu (chuột phải). Các chức năng khác của 2 ngón được bật mặc định.
10./ Accounts:
Phần này cần quan tấm đến nhất là tab Login Items. Khi thấy có quá nhiều phần mềm khởi động cùng máy, kiến quá trình khởi động bị chậm thì bạn hãy vào đây, chọn cái nào muốn bỏ đi và nhấn vào dấu -
11./ Universal Access:
VoiceOver: Khi bạn thấy tự nhiên cái máy bạn lại phát ra những tiếng nói khó hiểu :D (thực ra là chức năng phát âm định hướng dành cho người mù)
Zoom: Khi bạn bật On chức năng này thì bạn có thể phóng to thu nhỏ màn hình bằng cách nhấn alt + command + - (hoặc alt + command + =)

Enable access for assistive devices: bật chức năng phát âm của mac. Như khi cài translateIT sẽ yêu cầu bạn chọn cái này để có thể chạy chế độ phát âm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét