Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016

cách tăng tốc máy Macbook cũ chạy nhanh như lúc mới mua

Cũng giống như máy tính Windows, sau một thời gian dài sử dụng thì Mac của bạn sẽ ngày một chậm dần. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy cực kỳ khó chịu mỗi khi sử dụng. Vậy làm sao để có thể tăng tốc Mac chạy nhanh như lúc mới mua, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của Quản trị mạng.

Tăng tốc Mac

1. Dọn sạch các file rác bằng CleanMyMac 3
Dọn sạch các file rác bằng CleanMyMac 3

Để tăng tốc Mac, bước đầu tiên bạn cần làm là "dọn sạch" các file rác trên ổ đĩa cứng.

Để "dọn sạch" các file rác trên ổ đĩa cứng, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của ứng dụng thứ 3. Công cụ thứ 3 mà Quản trị mạng đề cập đến ở đây là CleanMyMac 3.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng CleanMyMac 3 để "dọn sạch" các mục trên danh sách Startup, loại bỏ các plugin hệ thống, dọn sạch hệ thống sau khi gỡ bỏ cài đặt các ứng dụng,...

máy mac chạy chậm




2. Tìm các processes ngốn nhiều nguồn hệ thống nhất
Giống như Task Manager trên hệ điều hành Windows, trên Mac bạn có thể sử dụng Activity Monitor để xem các process đang chạy trên hệ thống và tìm ra process nào ngốn nhiều nguồn hệ thống nhất.

Để mở Activity Monitor, bạn nhấn tổ hợp phím Command + Space để mở Spotlight Search, sau đó nhập Activity Monitor vào đó rồi nhấn Enter.

Trên cửa sổ Activity Monitor, click chọn % CPU để sắp xếp các ứng dụng và xem process nào ngốn nhiều CPU nhất.

Để buộc dừng một process, bạn click chọn process đó rồi click chọn nút biểu tượng X trên thanh toolbar.

Nếu cách trên không hoạt động, bạn click chọn Menu View rồi chọn All Processes để xem tất cả process đang chạy trên Mac của bạn. Ngoài ra bạn có thể click chuột vào mục Memory - process sử dụng dung lượng bộ nhớ nhiều, có thể là nguyên nhân khiến Mac chạy chậm. Mục Disk - process sử dụng nhiều dung lượng ổ đĩa, cũng có thể là nguyên nhân khiến Mac chạy chậm.

ìm các processes ngốn nhiều nguồn hệ thống nhất

3. Đóng tất cả các ứng dụng
Các ứng dụng chạy trên Mac, khi bạn click chọn nút X màu đỏ thì các ứng dụng này vẫn chưa tắt mà vẫn đang chạy trên nền background. Trong hầu hết các trường hợp, điều này sẽ gây ra một số lỗi nghiêm trọng. Đặc biệt nếu Mac của bạn đang chạy chậm, bạn nên đóng các ứng dụng lại. Để làm được điều này, bạn tìm các ứng dụng được đánh dấu bằng một dấu chấm trên Dock, kích chuột phải hoặc nhấn phím Ctrl + click vào biểu tượng ứng dụng, chọn Quit.

Đóng tất cả các ứng dụng

4. Tắt bớt các chương trình khởi động cùng hệ thống
Sau khi đã đăng nhập và bạn nhận thấy rằng Mac của mình chậm dần, nguyên nhân rất có thể là do có quá nhiều chương tình khởi động cùng hệ thống.

Để quản lý các chương trình khởi động cùng hệ thống, bạn mở cửa sổ System Preferences bằng cách click chọn biểu tượng Menu Apple, sau đó chọn System Preferences.

Tiếp theo click chọn biểu tượng Users & groups rồi chọn tài khoản người dùng hiện tại của bạn, sau đó click chọn Login Items. Bỏ tích bất kỳ các ứng dụng nào mà bạn không muốn khởi động cùng hệ thống.

Nếu muốn một chương trình nào đó tự động khởi động khi đăng nhập trên Mac, bạn kéo và thả ứng dụng đó vào danh sách rồi click chọn biểu tượng dấu "+" ở góc dưới cùng danh sách và thêm.

Tắt bớt các chương trình khởi động cùng hệ thống

5. Dọn sạch Launch Agents
Một trong những tính năng ẩn trên CleanMyMac 3 là có thể dọn sạch Launch Agents. Nếu có hàng tá các ứng dụng chạy liên tục mà bạn không mở thì rất có thể có các vấn đề trên Launch Agents.

Chỉ cần tải CleanMyMac 3 về máy và chạy, sau đó truy cập Extensions => Launch agents để dọn sạch các file rác.

Dọn sạch Launch Agents

6. Giảm Transparency và Animations
Transparency và Animations là nguyên nhân "quá tải" trên card đồ họa trên Mac cũ. Việc giảm Transparency và Animations sẽ phần nào giúp tăng tốc Mac cũ của bạn.

Để làm được điều này, bạn mở cửa sổ System Preferences , sau đó tìm và click chọn biểu tượng Accessibility rồi đánh tích chọn tùy chọn Reduce transparency để giảm Transparency.

Ngoài ra bạn có thể click chọn biểu tượng Dock rồi chọn Scale effect để tăng tốc cửa sổ thu nhỏ Animation.

Giảm Transparency và Animations

7. Vô hiệu hóa FileVault Disk Encryption
Theo mặc định, FileVault Disk Encryption được kích hoạt trên Mac OS X Yosemite. Tính năng này hỗ trợ việc bảo vệ các file của bạn không bị người khác đánh cắp, và ngăn chặn người dùng khác truy cập trái phép Mac của bạn.

Tuy nhiên trên một số Mac, tính năng này có thể là nguyên nhân gây ra lỗi Mac khởi động hoặc đăng nhập chậm. Trong trường hợp này bạn truy cập cửa sổ System Preferences, tìm và click chọn biểu tượng Security & Privacy, sau đó click chọn FileVault và tắt tùy chọn FileVault disk encryption đi.

Vô hiệu hóa FileVault Disk Encryption

8. Tăng tốc Finder
Theo mặc định, khi mở cửa sổ Finder để xem các file, bạn sẽ được xem các file sắp xếp theo tùy chọn All My Files. Tuy nhiên nếu số lượng các file lớn thì việc load file sẽ rất chậm, do đó Finder sẽ bị chậm dần mỗi khi bạn mở một cửa sổ Finder mới.

Để khắc phục lỗi này, bạn click chọn Menu Finder, sau đó chọn Preferences trên Finder. Chọn thư mục của bạn dưới mục New Finder Windows Show, giả sử nếu tất cả cửa sổ Finder tự động mở trên thư mục Downloads, Finder sẽ không load All My Files nữa.

Tăng tốc Finder

9. "Sắp xếp" Desktop gọn gàng
Desktop là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian khởi động máy tính vì đây là màn hình đầu tiên được tải bởi hệ thống. Hãy đơn giản hóa desktop bằng cách giảm số lượng biểu tượng trên dock. Bạn có thể xóa hoặc đặt chúng vào các thư mục để hệ điều hành không phải lãng phí tài nguyên để tải chúng mỗi khi khởi động máy tính.

6 cách tăng tốc cho máy Mac

10. Nâng cấp phần cứng
Nếu những lời khuyên trên không cải thiện hiệu suất máy Mac một cách đáng kể như bạn mong đợi, hãy nên xem xét mua thêm phần cứng cho máy. Tuy nhiên, yêu cầu bắt buộc là bạn phải đầu tư tiền trong khi những thiết lập ở trên hoàn toàn miễn phí.

6 cách tăng tốc cho máy Mac

Nâng cấp bộ nhớ RAM có lẽ là cách đơn giản nhất để giúp máy tính nhanh hơn. So với nâng cấp CPU, cách này cũng tốn ít chi phí hơn. Để đảm bảo hoạt động, máy Mac của bạn nên có tối thiểu 2 GB RAM. Với những nhà thiết kế web thường xuyên chạy các chương trình đồ họa cao cấp như Adobe Photoshop, khuyến khích máy nên có 4 GB RAM. Một giải pháp hữu hiệu khác là sử dụng ổ cứng thể rắn (SSD), nhưng giá thành của chúng không hề rẻ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét